Chúa Nhật
Lễ Thánh Gia
(31-12-2000)
Nghe:
Hc 3,2-6 : Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái,
cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con. Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai
kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu
nguyện họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh
Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.
Cl 3,12-21 : Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến
thánh và yêu thương. Vì thế anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu,
hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau (.). Trên hết mọi đức
tính anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo (.) Anh em có
làm gì, nói gì thì hãy làm, hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm
tạ Thiên Chúa Cha.
Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là
người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ.
Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những
bậc cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.
TIN MỪNG: Lc 2,
41-52
Đức Giêsu ngồi giữa các bậc thầy Do-Thái
Hằng năm cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng
Lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người
ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su
thì ở lại Giê-ru-sa-lem mà cha mẹ chẳng hay biết. Oâng bà cứ tưởng là cậu về
chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con
và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà
tìm.
Sau ba ngày hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang
ngồi giữa các thầy dậy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc
nhiên về trí thông minh và về những lời đáp của cậu. Khi thấy con hai ông bà
sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: ?Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như
vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!? Người đáp:
?Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con
sao?? Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và
hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy
trong lòng. Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân
nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.
Ngẫm:
Câu hỏi
gợi ý:
1. Gia đình quan trọng
như thế nào?
2. Hội Thánh chăm lo cho
các Gia Đình?
Suy tư
gợi ý:
1. Tầm quan trọng của Gia Đình:
Trong cái nhìn của người
có Đức Tin, gia đình là một thể chế và cộng đồng tự nhiên, được Thiên Chúa
thiết lập ngay từ thuở ban đầu, để cho con người sinh ra, lớn lên và trưởng
thành, ngõ hầu có thể chu toàn các nhiệm vụ cao cả của một tạo vật có trí khôn
và ý chí, có tự do và trách nhiệm. Vì thế gia đình hết sức quan trọng và cần
thiết đối với từng con người. Gia đình còn là nền tảng của xã hội loài người và
là mẫu mực của một cộng đồng nhân loại.
Muốn hiểu rõ hơn vai trò
quan trọng của gia đình, chúng ta nên suy niệm về ba sự kiện này:
a) Ngay từ thuở tạo dựng
con người, Thiên Chúa đã dựng nên loài người có nam có nữ và liên kết họ với
nhau thành một cộng đồng keo sơn như xương với thịt (Đọc St 1, 1-2, 25).
b) Khi Ngôi Lời Nhập Thể
làm người, thì Thiên Chúa đã chọn cho Người một phụ nữ (Đức Maria) làm mẹ và
một người nam (Thánh Giuse) làm cha nuôi và một khung cảnh gia đình (Nagiaret)
làm môi trường sinh ra, lớn lên và trưởng thành (Đọc Lc 1, 26-38; 3, 39-52
& Mt 1, 1-2.23).
c.
Phép lạ đầu tiên mà Đức Giêsu đã
thực hiện khi bất đầu đời sống công khai là phép lạ biến nước thành rượu để tạo
Niềm Vui cho một Tiệc Cưới ở Cana (Đọc Ga 2, 1-12).
2. Hội Thánh chăm lo cho các Gia Đình:
Ngay từ ngày đầu, Hội
Thánh đã luôn quan tâm chăm lo cho các gia đình, vì Hội Thánh hiểu được tầm
quan trọng của thể chế và cộng đồng tự nhiên này. Nhất là ngày hôm nay khi gia
đình đang bi đe dọa bởi rất nhiều tệ nạn (đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, kỳ
thị chủng tộc và giới tính, buôn bán phụ nữ và trẻ thơ, kinh doanh khoái lạc
thể xác, phá thai v. v. .) thì sự chăm lo của Hội Thánh dành cho các gia đình
càng nổi bật hơn nữa.
Đặc biệt hơn nữa trong
Năm Thánh 2000 này, Hội Thánh Công Giáo đã dành những ngày Năm Thánh cho các
gia đình, với một chương trình hội học, thảo luận, chia sẻ, cầu nguyện và cử
hành hết sức độc đáo tại Roma từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 10 vừa qua, với chủ
đề: ?Con cái, Mùa Xuân của Gia Đình và Xã
Hội?
Trong buổi gặp gỡ các gia
đình tại Roma vào dịp đặc biệt này, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ kêu gọi các tín
hữu, mọi người thiện chí, các chính quyền, các tổ chức và đặc biệt là Liên Hiệp
Quốc hãy bảo vệ gia đình và tôn trọng sự sống, làm sao để chúng chiếm ưu thế
trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực văn hóa, các phương tiện truyền thông,
các lựa chọn chính trị và luật lệ của các dân tộc. Đức Thánh Cha đã đưa ra lời
kêu gọi trên đây trong bài huấn dụ nói với trên 200.000 người gồm các ông bà,
các cặp vợ chồng và con cái đứng chật quảng trường thánh Phêrô chiều ngày
14/10/2000 trong khuôn khổ ngày Năm Thánh dành cho các gia đình.
Chương trình gặp gỡ đã
bắt đầu vào lúc 17h gồm các màn ca vũ nhạc, xen với các chứng từ của các thành
phần khác nhau trong gia đình. Sau khi gởi lời chào thăm các gia đình trên toàn
thế giới, Đức Thánh Cha nhắc lại ngài đã nhớ đến tất cả các gia đình khi quỳ
cầu nguyện tại ngôi nhà của Thánh Gia ở Nazareth trong chuyến viếng thăm Thánh
Địa. Ngài cũng muốn sống lại bầu khí êm đềm dịu ngọt đó ngày hôm nay tại quảng
trường Thánh Phêrô này với các gia đình đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Đề tài ?Con cái là Mùa
Xuân của Gia Đình và của Xã Hội? là một loại xét mình thường xuyên đối với các
bậc làm cha mẹ liên quan đến tình yêu thương dành cho con cái và sự sống. Con
cái là mùa xuân vì chúng đem mọi người vào trong chân trời của sự sống, của mầu
sắc, ánh sáng và tiếng hát của mùa xuân. Trẻ em là niềm hy vọng luôn tươi nở,
một chương trình tiếp tục hiện thực, một tương lai rộng mở không ngừng. Chúng
mang theo sứ điệp sự sống là chính đấng Tạo Hóa, chủ tể của sự sống.
Tuy nhiên tình trạng của
trẻ em trên thế giới ngày nay không phải như Thiên Chúa muốn bởi vì tuổi thơ
đang bị đe dọa, sỉ nhục và khai thác đến độ cần phải có một Tông Thư gởi trẻ
em. Thật thế, tình trạng của trẻ em hiện nay là một thách đố đối với toàn xã
hội. Các em là nạn nhân của nạn ly thân, ly dị, và mang trong tâm hồn thương
tích của cảnh gia đình xung khắc và ly tán ấy.
Trước cảnh biết bao nhiêu
gia đình tan nát, Giáo Hội không lên án nhưng đặt để ánh sáng Lời Chúa vào bên
trong các vết thương của các thảm cảnh đó. Đây là đường lối mục vụ của Giáo Hội
đối với anh chị em đã ly dị và tái hôn. Các anh chị em ấy không bị loại bỏ khỏi
cuộc sống cộng đoàn, trái lại được mời gọi tham dự vào cuộc sống cộng đoàn và
trưởng thành trong tinh thần của các đòi buộc của Tin Mừng. Tuy không im lặng
trước sự thật luân lý khách quan mà họ phải sống và các hậu quả của tình trạng
đó đối với việc lãnh nhận các bí tích, Giáo Hội muốn bầy tỏ tất cả sự gần gũi
hiền mẫu đối với họ.
Đức Thánh Cha cũng tái
khẳng định các ơn thánh trợ giúp cần thiết mà bí tích hôn nhân ban cho các
người sống ơn gọi vợ chồng và cha mẹ, giúp họ thắng vượt các khó khăn.
Đức Thánh Cha cũng nhấn
mạnh trên các quyền của các trẻ em và nhắn nhủ các bậc làm cha mẹ hãy luôn đặt
hạnh phúc của trẻ em lên hàng đầu. Ngài cũng khuyến khích việc nhận con nuôi.
Ngài kêu gọi các bà mẹ hãy luôn luôn là suối nguồn của sự sống chớ không phải
suối nguồn sự chết. Ngài nói với các bậc làm cha mẹ rằng: ?Anh chị em được mời
gọi tham dự vào sứ mệnh cộng tác với Thiên Chúa tạo hóa trong việc truyền sinh,
đừng sợ hãi sự sống nhưng hãy cùng nhau loan báo giá trị của gia đình và của sự
sống. Không có các giá trị này sẽ không có tương lai xứng đáng với con người?.
Sau cùng, Đức Thánh Cha
cầu mong ánh nến các gia đình thắp sáng lên trong buổi chiều gặp gỡ này như dấu
chỉ đồng hành của đấng là ánh sáng, đấng kêu gọi họ dùng chứng tá sống động của
họ như ánh sáng chiếu soi nhân loại trên các nẻ đường tiến về ngàn năm mới.
Nguyện:
Lạy Thiên Chúa là Cha,
chúng con cảm tạ Cha đã dựng nên va chúc phúc cho các gia đình. Xin Cha yêu
thương và che chở bảo vệ mọi người cha, mọi người mẹ, mọi người con sống trong
các gia đình ấy.
(Giêrônimô
Nguyễn văn Nội)